Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Mụn vùng kín cảnh giác với sùi mào gà

Sùi mào gà khi mới bị thì thường không ai để ý đến nhiều, chỉ khi nó thành mụn thịt vùng kín và có các biểu hiện như mụn có màu đỏ, có chân và giống hình mào gà thì lúc đó mọi người mới phát hiện đó là mụn sùi mào gà.
Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh hoạt tình dục và lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh, khi xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp với da hay niêm mạc, có thời gian ủ bệnh từ 1 - 8 tháng, sau đó kích thích tăng sinh tế bào đáy dẫn đến sự hình thành những tổn thương ở biểu mô có hình dạng sùi lên như hoa súp lơ hay cái mào gà, gặp nhiều nhất ở người có bộ phận sinh dục thường ẩm ướt, viêm âm hộ - âm đạo, suy giảm miễn dịch hoặc đi kèm bệnh hoa liễu khác.
 sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
Mụn vùng kín sùi mào gà
Mụn vùng kín sùi mào gà

Rất nhiều người làm tưởng rằng, sùi mào gà là bệnh chỉ có thể gặp ở những nam giới có thói trăng hoa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phụ nữ có nhiều bạn tình, có quan hệ tình dục không an toàn... cũng là đối tượng có nguy cơ mắc sùi mào gà khá cao.

Được biết, sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do virus HPV gây ra và có khả năng ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sức khỏe của chị em. Đặc biệt, việc điều trị không kịp thời hay không đúng cách có thể là nguy cơ dẫn tới ung thư ở nữ giới (trường hợp nếu nhiễm phải HPV týp 16 và 18).

Sùi mào gà là bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tập trung chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi từ 15-35 tuổi, đây là độ tuổi có hoạt động tình dục cao. Chị em phụ nữ mắc bệnh sùi mào gà, virus thường trú ngụ tại bộ phận sinh dục (sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ) như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, với những dấu hiệu bất thường ở vùng kín như: ngứa ngoài âm hộ, ra nhiều khí hư màu trắng, xuất hiện các nốt sùi có hình mào gà, hoặc hình hoa lơ có kích thước to nhỏ khác nhau. Bệnh càng tiến triển thì những mụn thịt này càng phát triển, lan rộng, liên kết với nhau thành một mảng rộng, gây chảy mủ hoặc chảy máu nếu va chạm, cọ xát mạnh.

Ngoài ra, sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở miệng nếu chị em có quan hệ tình dục bằng đường miệng.

Thường ở giai đoạn đầu biểu hiện bệnh sùi mào gà không có biểu hiện triệu chứng ra ngoài cho nên người bệnh khó phát hiện và cũng rất dễ lây nhiễm bệnh cho bạn tình của mình. Khi bước sang giai đoạn nặng, bệnh có biểu hiện rõ rệt, thậm chí gây ra những khó chịu khi đi dạo. Khi bị sang chấn hay sờ nắn sùi mào gà có thể xây xước chảy máu hoặc có thể bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to, tại các sùi có nhiều mủ...

Tuy bệnh sùi mào gà đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ có có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ những tổn thương mà bệnh gây ra nhưng virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đối với bệnh sùi mào gà cần căn cứ vào vị trí, mức độ của tổn thương cũng như thể trạng của từng trường hợp cụ thể để có phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, phương pháp được dùng để chữa bệnh sùi mào gà là cắt, đốt điện cao tần, đốt laser…và kết hợp với việc dùng thuốc điều trị nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể cũng như là ức chế sự phát triển của virus. Ưu điểm của phương pháp này là có độ an toàn và hiệu quả cao.

Ngoài ra, trong thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân nên thực hiện tình dục an toàn (sử dụng bao cao su) hoặc nếu có thể thì không quan hệ tình dục để tránh tình trạng nhiễm trùng giữa hai người làm cho bệnh nặng thêm.

Sau khi đã điều trị thì việc quan hệ tình dục cần áp dụng các biện pháp an toàn để tránh bệnh tái phát hoặc tái nhiễm. Trong sinh hoạt hằng ngày, chị em cũng nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín, có chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo, khám và điều trị sớm sùi mào gà giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà sùi mào gà có thể gây ra như ung thư cổ tử cung, âm đạo, hậu môn, vòm họng. Đặc biệt, sau khi điều trị sùi mào gà thì việc tái khám định kỳ là việc làm rất cần thiết.

Khi bạn phát hiện ra các dấu hiệu như bị nổi mụn thịt ở vùng kín thì các bạn nên có những phương pháp để điều trị kịp thời, không nên để lâu vì các mụn thịt vùng kín sẽ là những dấu hiệu đầu để mụn sùi mào gà phát triển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét